Chủ nghĩa xã hội ở Đế quốc Nhật Bản Tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở Đế quốc Nhật Bản

Hội Nghiên cứu Xã hội chủ nghĩa (社会主義研究会, Shakai Shugi Kenkyukai?) được thành lập vào tháng 10 năm 1896, các thành viên bao gồm Abe Isoo, Kōtoku ShūsuiKatayama Sen. Hội được tổ chức lại vào năm 1901 thành đảng chính trị xã hội chủ nghĩa đầu tiên của Nhật Bản, là Xã hội Dân chủ Đảng (社会民主党, Shakai Minshu-tō?). Chính phủ đã đặt đảng mới này ra ngoài vòng pháp luật hai ngày sau khi đảng thành lập.

Nhật bản Xã hội Đảng (日本社会党, Nihon Shakai-tō?) được thành lập vào ngày 28 tháng 1 năm 1906, như một liên minh đại diện cho nhiều tín ngưỡng xã hội chủ nghĩa. Phần tử cấp tiến được lãnh đạo bởi Kōtoku Shūsui, một người theo chủ nghĩa phân phối vô chính phủ, ưa thích hành động trực tiếp và các cuộc tấn công, trong khi phe ôn hòa được dẫn đầu bởi Katayama Sen và Tazoe Tatsuji, là những người ủng hộ một chương trình cải cách xã hội nhẹ nhàng. Liên minh này không ổn định, và sụp đổ chỉ sau một năm, vào ngày 22 tháng 2 năm 1907. Các phe phái khác nhau tiếp tục thành lập nhiều đảng chính trị nhỏ, tồn tại trong thời gian rất ngắn, nhiều đảng phái bị cảnh sát giám sát, rồi bị đàn áp theo Luật Duy trì Trị an (治安維持法) ngày càng hạn chế. Vụ hành quyết Kōtoku Shūsui sau Sự kiện Đại nghịch (大逆事件) năm 1911 cũng là một đòn giáng nặng nề vào phong trào xã hội chủ nghĩa thời kì đầu. Thời gian vài năm tiếp theo được gọi là "những năm mùa đông" của chủ nghĩa xã hội ở Nhật Bản vì không có hoạt động chính trị nào.

Các đảng xã hội chủ nghĩa khác bao gồm: